Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Chủ nhật - 10/03/2024 23:13 145 0
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc S’tiêng mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt thì Lễ hội còn là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong quan hệ gia đình và cộng đồng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ mừng cơm mới, Tết cổ truyền dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ hội là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn

Trong dịp này những ai có hiềm khích, hiểu lầm nhau thì cũng xóa bỏ hết, mọi người tay bắt mặt mừng, cùng nhau đoàn kết một lòng, sẻ chia dòng nước mát; phát chung bờ rẫy, bờ ruộng; săn chung con két, con nai; no đói cùng nhau, làm nên một cộng đồng buôn, sóc người S’tiêng ngày càng giàu mạnh.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đồng bào dân tộc S’tiêng chuẩn bị lễ vật cho lễ mừng cơm mới

Già làng Điểu Nôi, dân tộc S’tiêng đến từ xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước cho biết: Lễ mừng cơm mới thường được tổ chức vào thời điểm cả buôn, sóc đã thu hoạch xong, lúa đã chất về kho, trâu gà đã đầy các chuồng, mùa nông nhàn đã điểm. Tùy theo điều kiện của dân làng trong buôn, sóc, lễ vật phải được tính toán và chuẩn bị chu đáo theo sự phân công của chủ tế và già làng, đảm bảo lễ hội được diễn ra suôn sẻ, thần linh vui lòng không trách phạt.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhạc hội vang lên báo hiệu lễ hội bắt đầu

Vào ngày diễn ra lễ mừng cơm mới, Ban tế lễ dưới sự chủ trì của chủ tế và già làng đã thức dậy từ sớm để tiến hành làm lễ dựng nêu; các thành viên được phân công tất bật sửa soạn, chuẩn bị cho ngày hội vui của buôn sóc. Già trẻ, nam thanh, nữ tú quây quần về khu tổ chức Lễ hội; tiếng trống giục rộn rã, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhạc hội vang lên báo hiệu lễ hội sắp bắt đầu….

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ cúng rước hồn lúa diễn ra tại kho lúa
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặt lễ vật lên kho lúa theo vị trí đã chọn

Theo già làng Điểu Nôi, trong lễ mừng cơm mới, phần nghi lễ được đồng bào tổ chức tại hai nơi: Lễ cúng rước hồn lúa diễn ra tại kho lúa và lễ mừng cơm mới diễn ra tại sân chính Lễ hội. Giờ lành đã điểm bằng ba hồi trống giục giã, rộn vang báo hiệu cho thần linh và dân làng biết buôn, sóc đang chuẩn bị tiến hành làm lễ mừng cơm mới, anh em buôn, sóc khác có thể về chung vui. Sau khi tiếng trống dứt, mọi người trong Ban tế lễ chỉnh trang, chuẩn bị lễ vật hướng về phía kho lúa. Đội cồng chiêng đi trước; đội tế bê mâm lễ vật theo sau, chủ lễ và già làng đi cùng; bà con dân sóc được lựa chọn đi sau hết.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Già làng phát lộc là những hạt lúa cho dân làng

Ban tế lễ sau khi đặt mâm lễ vật lên kho lúa theo vị trí đã chọn, chủ tế và già làng tiến về phía cây nêu cắm giữa kho lúa, dùng máu heo, gà, vịt quét lên cây nêu và khấn: "Ơ Yàng! Lúa đã về kho, ngoài đồng trơ rạ héo khô, trên rừng con ong kết mật… Hôm nay, chúng tôi làm lễ rước hồn lúa, xin lỗi vì vụ mùa vừa qua đã để hồn lúa ngoài rẫy, ngoài ruộng, phải chịu cảnh bùn lầy, chịu nắng nóng, mưa giông, bị con sóc, con chồn, con nai, con két, con heo cắn phá… Nay nhà tôi, buôn, sóc tôi làm lễ đưa ngài về trên nhà kho, dựa hồn núi cao, ở trong nhà dài, trú chỗ khô ráo. Mùa sau dù bị con sóc, con chồn, con nai, con két, con heo cắn phá cũng xin ngài đừng buồn, đừng giận, đừng bỏ lên rừng, lên núi, lên non, hãy ở lại giúp dân sóc lúa bắp đầy kho, đầy bồ."

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Nghi thức lấy huyết gà vấy lên cây nêu
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Thực hiện nghi lễ mừng cơm mới

Sau nghi thức cúng hồn lúa, đội cồng chiêng dẫn đầu, chủ tế tay bưng thúng lúa cắm cây nêu nhỏ tượng trưng hồn lúa dẫn Ban tế lễ rước hồn lúa tiến về phía sân chính lễ hội chuẩn bị cho phần lễ chính. Khi Ban tế lễ đi ra đến sân lễ hội, đội cồng chiêng đi vòng tròn quanh sân lễ, chủ tế đặt thúng lúa cắm cây nêu nhỏ tượng trưng hồn lúa vào vị trí đã định, già làng tiến lên phía cây nêu, thực hiện nghi thức hiến sinh và lấy huyết gà vấy lên cây nêu, khấn to: “Ơ Yàng! Hôm nay ngày lành tháng tốt, buôn sóc tôi dựng nêu, mổ heo, giết gà thiết đãi tạ ơn các thần. Mời các thần về đây làm lễ cúng cơm mới, có ăn heo, ăn gà, ăn vịt, có uống rượu cần; có nổi chiêng, nổi trống, múa cò, hát hội. Xin các thần về đây thụ hưởng. Sau khi nhận lễ vật hãy ban phép cho vụ mùa năm tới mưa thuận gió hòa, cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim thú gọi bạn săn mồi, bà con trong sóc trỉa lúa lúa tốt, trồng bầu bầu leo, cho heo gà đầy sân, cho thóc gạo đầy bồ…”.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Múa hát mừng lễ hội mừng cơm mới

Khi nghi thức cúng lễ mừng cơm mới vừa dứt, chủ tế và già làng nhận lấy một ống lồ ô nước đã chuẫn bị té lên cây nêu lớn tắm mát cho những bông lúa tượng trưng cho hồn lúa, sau đó ba hồi trống được đánh rộn vang báo hiệu vào hội, đội cồng chiêng đứng lên bắt đầu tấu bản lễ mừng cơm mới; già làng và chủ tế tiến về phía rượu cần cầm ống hút rượu cần và ống bầu rượu cúng mời các thần linh, mời bà con dân sóc nối đuôi nhau múa hát theo nhịp cồng chiêng...

Nguồn tin: Phạm Tiệp - Báo Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay810
  • Tháng hiện tại12,099
  • Tổng lượt truy cập219,374
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
face book
BỘ PHÁP ĐIỂN
face tu hao bp
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

60/KH-UBND

KẾ HOẠCHVề việckiểm tra vệ sinh môi trường đối với các cơ sở thu mua mủ cao su vàcơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã An Khương

lượt xem: 7 | lượt tải:7

196/BC-UBND

BÁO CÁO Về việc khảo sát giá vật liệu xây dựng theo thông tư số 11/2021/TT-BXDNgày 31/8/2021 của Bộ xây dựng

lượt xem: 11 | lượt tải:7

123/NĐ/2024/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

lượt xem: 6 | lượt tải:2

58/KH-UBND

KẾ HOẠCHTổ chức Tết trung thu năm 2024

lượt xem: 42 | lượt tải:24

259/KH-UBND

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 235/KH-UBND NGÀY 16/7/2024 CỦA UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ KẾ HOẠCH SỐ 228-KH/HU NGÀY 12/8/2024 CỦA HUYỆN ỦY HỚN QUẢN VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 27-CT/TW NGÀY 25/12/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO C

lượt xem: 39 | lượt tải:12
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây