Trước đây, điện thoại bàn cổ dùng tín hiệu xung quay số (pulse dial signalling). Tuy nhiên thì hiện nay chúng không thể kết nối được với các thiết bị hiện đại, trừ khi người dùng chuyển đổi tín hiệu thì mới có thể kết nối được.
Từ năm 1963, điện thoại bấm nút được trang bị tiêu chuẩn công nghệ đa tần số quét (DTMF), nhờ sở hữu các công nghệ tương tự nhau mà đến nay chúng vẫn kết nối tốt với điện thoại bàn hiện đại.
Mạng 2G
Tuy nhiên, những năm trở lại đây thì mạng di động có sự cải tiến rõ rệt, các công ty công nghệ thường xuyên ra mắt các tiêu chuẩn mới. Chữ cái "G" là từ viết tắt của Generation (thế hệ).
5G là tiêu chuẩn mạng di động thế hệ thứ 5, mới nhất hiện nay.
Trước đó là mạng di động 2G ra đời năm 1991 và thế hệ mạng 1G được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1981.
Lịch sử phát triển các thế hệ mạng di động
Các tiêu chuẩn mạng mới cải thiện các công nghệ cốt lõi đồng thời cập nhật thêm nhiều nâng cấp. Tiêu chuẩn mới hơn thường cung cấp tín hiệu nhanh và mạnh hơn do đó người dùng có thể truy cập các trang web một cách nhanh hơn hay xem video với độ phân giải màn hình cao hơn.
Để mạng di động trở nên phổ biến và được trang bị trên smartphone, các tiêu chuẩn mới thường mất một khoảng thời gian để được phổ cập đến người dùng.
2G là từ viết tắt của công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ hai được ra mắt lần đầu tiên ở Phần Lan vào năm 1991 bởi nhà mạng Radiolinja.
Các tính năng chính của kết nối di động 2G là mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại và tin nhắn dưới dạng kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động.
2G là công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ 2
Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ hơn so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G và 1G là:
Việc ra đời của mạng 2G đã giúp tiết kiệm thời gian cũng như mở rộng phạm vi phủ sóng hơn so với mạng 0G và 1G.
Mạng 2G vượt trội hơn so với các mạng trước đây
Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: Nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA, cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo nhu cầu sử dụng từ thiết bị cũng như hạ tầng từng phân vùng quốc gia:
Hiện tại, 2G đã trở thành thế hệ mạng cũ bởi sự thay thế từ 3G, 4G, 5G và tương lai là 6G.
Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính
Trong thời điểm ngành viễn thông phát triển nhiều chục năm về trước, mạng 2G so với mạng 0G và 1G trước đây có một số ưu điểm vượt trội như:
Ưu điểm của mạng 2G
Việc tắt sóng 2G có ảnh hưởng đến khả năng nghe gọi của những chiếc điện thoại "cục gạch" đời cũ và những chiếc sim 2G lâu đời chưa nâng cấp lên sim 3G/4G/5G. Sau Tháng 9/2024, nếu bạn chưa nâng cấp điện thoại thông minh hoặc điện thoại cục gạch 4G hay chưa đổi lên sim 4G thì chắc chắc sẽ không thể nghe gọi được.
Tắt sóng 2G không thể nghe gọi được
Giống như WiFi, các kết nối di động chính là các sóng vô tuyến và các nhà cung cấp mạng chỉ có một phổ tần số vô tuyến nhất định nên các nhà mạng cũng loại bỏ dần mạng di động 2G giúp giải phóng không gian phổ tần số vô tuyến cho các tiêu chuẩn mới như 4G/5G để chạy nhanh hơn.
Chưa kể, với xu hướng người dùng ngày càng nâng cấp thiết bị tân tiến hơn như smartphone hay máy tính bảng thì nhu cầu sử dụng các thiết bị cũ tương thích với 2G ngày càng giảm. Vì vậy, việc tập trung phát triển mạng 4G, 5G thay vì duy trì mạng cũ là xu thế tất yếu.
Mạng 2G dần bị cắt sóng
Hơn nữa, chi phí nâng cấp mạng 4G, 5G cho một số khách hàng chịu chi rẻ hơn việc duy trì các mạng lưới cũ 3G, 2G, theo các nhà mạng khi chỉ hơn 2 triệu là bạn đã sở hữu một chiếc smartphone 4G hoặc hơn 3-4 triệu cho smartphone 5G. Điều này càng khẳng định việc mạng 2G dần bị cắt sóng là điều hiển nhiên.
Không những thếm Lĩnh vực viễn thông di động đang chuyển hướng tập trung vào 5G, IoT(Internet of Things) và điện toán đám mây đa truy nhập (Multi-access Edge Computing - MEC), hứa hẹn mang đến bước ngoặt trong lĩnh vực di động.
Việc dừng phát sóng công nghệ cũ không chỉ tối ưu chi phí mà còn mở ra tiềm năng cho thị trường mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao, đồng thời thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.
Điện thoại 2G sẽ không còn sử dụng được từ tháng 09/2024 tại Việt Nam. Khách hàng cần chuyển đổi sang SIM 4G hoặc chọn mua các điện thoại 4G để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra bạn có thể tham gia chương trình ĐỔI ĐIỆN THOẠI 2G LÊN SMARTPHONE 4G tại Thế Giới Di Động với nhiều ưu đãi hấp dẫn, chi tiết xem TẠI ĐÂY!
Dừng sóng mạng 2G
Giải pháp tối ưu nhất để nâng cấp mạng từ 2G lên 4G là đổi sang một chiếc điện thoại mới. để không bị cắt sóng nghe gọi và truy cập Internet nhanh hơn. Hiện nay, thị trường điện thoại đa dạng với nhiều lựa chọn, chỉ từ hơn 2 triệu là bạn đã có một chiếc điện thoại thông minh xịn sò. Hoặc với các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ thì cũng có những chiếc "cục gạch" hỗ trợ 3G, 4G với nhiều mẫu mã đa đạng.
Ý kiến bạn đọc