Giới thiệu chung

     An Khương xa xưa vẫn còn là một vùng rừng núi nguyên sinh hoang vắng, con người thưa thớt. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận người Stiêng di cư từ Nam Tây Nguyên xuống khai phá lập nên các sóc vùng Hớn Quản, trong đó có An Khương. Đến thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn chia Nam Bộ thành 6 tỉnh (còn gọi là Nam Kỳ lục tinh), vùng An Khương khi đó còn chưa có tên gọi, dân cư thưa thớt, nằm trong địa phận của tỉnh Biên Hòa.
     Từ dâu năm 1859 đến năm 1867, sáu tỉnh Nam Kỳ lần lượt bị thực dân Pháp xâm chiếm. Ngày 05/1/1876, Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ ra Nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu hành chính là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xác. Mỗi vùng lại chia nhỏ thành nhiều khu hành chính thường được gọi là hạt, An Khương khi đó nằm trong hạt Thủ Dầu Một, vùng Sài Gòn.
Không chịu khuất phục trước sự cai trị, đàn áp của thực dân, phong kiến, một số dân cư từ Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một bỏ làng ra đi, dọc theo lộ 13, lúc bây giờ chỉ là con đường nhỏ, lên vùng Chơn Thành, Hớn Quản tiến hành khai phá đất rừng để lập nghiệp, sinh sống cùng với đồng bào dân tộc, dần dần hình thành lên một sốlàng như sóc Xiêm.
      Từ ngày 01/01/1900, toàn quyền Đông Dương ra quy định các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dưong, trong đó có các hạt ở Nam Kỳ đều thống nhất gọi là tỉnh.Từ sau năm 1900, thực dân Pháp mới thiết lập một cấp trung gian giữa tỉnh và tổng gọi là địa lý hành chính hay đồn hoǎc bót hành chính. Mỗi địa lý hay đồn, bót gồm một số tổng, mỗi tổng gồm một số xã. Một thời gian sau đơn vị hành chính trung gian giữa tỉnh và tổng được gọi chung là quận . Vùng An Khương ngày nay, khi đó nằm trong quận Hớn Quản, tổng Tân Minh.
        Ðầu thế kỷ XX, số người kinh đến Hớn Quản tǎng lên, chủ yếu là dân phu cao su (dân công tra), đó là những người nông dân nghèo đói đuợc thực dân Pháp tuyển mộ từ các tỉnh phía Bắc đưa đến các đồn điền cao su Trà Thanh, Phú Miêng, Xa Cô 2, Quản Lợi, v.v... thuôc Công ty cao su Ðất Ðỏ (ra đời năm 1908, đặt trung tâm tại Quản Lợi). Lúc đầu, chưa có thiết chế tổ chức xã mà chỉ gọi theo miền Bắc gồm: làng Xa Cô Lết, làng Xa Cô Hầm Rác, làng Xa Cô Xam Ry, làng Sóc Ứng, làng sóc Quả, làng sóc Xoài, làng sóc Ruộng, làng sóc Dầm, làng Đặc Sư, làng sóc Xiêm, làng sóc Rùng Già,... Là địa bàn cư trú của một bộ phận nhỏ đồng bào S'tiêng sinh sống rải rác trong những sóc nhỏ. Đến khoảng những nǎm 1916 - 1919, một số người dân từ Thủ Dầu Một đã đến vùng đất An Khương ngày nay để khai thác lâm sản và trao đổi buôn bán với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Ban đầu họ buôn bán, vận chuyến hàng hóa trao đổi nên thường đi về theo thời vụ, sau họ ở lại khai phá các bưng bàu để trồng lúa nước và sinh sống cố định.
        Năm 1935, nhu cầu về nguyên liệu cao su trên thế giới ngày càng tăng cao, đã khiến cho bọn chủ đồn điền thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách phát triển diện tích cao su ở Nam bộ, dẫn đến việc tăng nhanh diên tích đồn điền cao su. Ðề mở rộng diện tích, chúng trắng trợn đuổi sóc, đuổi làng cướp đất của đồng bào ở vùng ven Hớn Quản.
         Bị mất đất, một bộ phận đồng bào S'tiêng ở đây đã chạy đến vùng đất An Khương để sinh sống.Tuy nhiên, theo quy dinh của bọn thực dân Pháp, khi đến vùng đất mới sinh sống, đồng bào phải gói một nắm đất đem về nộp cho bọn chủ đồn điền Pháp. Nếu nắm đất mà họ đem về là đất đỏ phù hợp để trồng cao su thì đồng nghĩa với việc đất của họ lại tiếp tục bị chiếm. Thổ nhưỡng của An Khương phần lớn là đất đỏ, thích hợp với cây cao su, cho nên bọn chủ đồn điền Pháp lại một lần nữa bắt đồng bào S'tiêng ở đây phải phá rừng trồng cao su cho chúng. An Khương dần trở thành một trong những vùng đồn điền cao su rộng lớn của Pháp ở Bình Long. Sau khi cướp đất trồng cao su, thực dân Pháp thành lập ở đây đồn điền cao su Phú Miêng. Xa Cô 2 và tiến hành mộ phu cao su từ những người dân địa phương, sau đó là những người dân đến từ các địa phương khác trong cả nước. Do đó, số người sinh sống ở An Khương bắt đầu tǎng lên.
Ngày 16/4/1949, Thủ hiến Nam Việt ra quyết đinh tạm sát nhập quận Sông Bé, tỉnh Biên Hòa vào tỉnh Thủ Dầu Một, đến ngày 22/3/1955, Thủ hiến Nam Việt ra tiếp tục tổ chức lại các khu vực hành chính tại tỉnh Thủ Dầu Một. Lúc này tỉnh Thủ Dầu Một gồm có 6 quận gồm: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Hớn Quản và Bù Đốp. Vùng đất An Khương, lúc này là một làng thuộc tổng Minh Ngãi, quận Hớn Quản.
          Ngày 22/10/1956, theo sắc lệnh của tổng thống Việt Nam Cộng hòa, một số quận ở phía Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa đã được tách ra đề thành lập tỉnh.
Bình Long gồm có 3 quận là An Lộc, Lộc Ninh, Chơn Thành. Theo đó, vùng đất An Khương thuộc tổng Minh Ngāi, quận An Lộc, tỉnh Bình Long.
          Ngày 13/6/1960, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp tục củng cố và kiện toàn các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Long. Theo đó, tỉnh Bình Long bao gồm 2 quận là An Lộc và Lộc Ninh. Xã An Khương cùng cơ sở đổi của xā Đông Tượu cũ1 và trực thuộc quận An Lộc, tỉnh Bình Long.
          Tháng 5/1968, quận Hớn Quản được tái lâp. Lúc này An Khương là một xã thuộc quận Hớn Quản.
Cuối năm 1972, để đáp ứng yêu cầu mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Cục miền Nam quyết định chuyển phân khu Bình Phước thành tỉnh Bình Phước. Xã An Khương thuộc quận Hớn Quản tỉnh Bình Phước.
         Tháng 7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp và tiến hành sắp xếp lại địa giới hành chính các tỉnh, quyết định thành lập tỉnh Sông Bé và điều chỉnh một số huyện thuộc tỉnh Sông Bé. Theo đó, huyện Bình Long được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 quận Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành của tỉnh Bình Long. Đến 01/10/1975, xã An Khương được thành lập (trên cơ sở tách ra từ Sóc An Quý thuộc xã Thanh An) thuộc huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé.
          Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc chia tách tỉnh Sông Bé và thành lập lại tỉnh Bình Dương và Bình Phước. An Khương khi này là đơn vị hành chính trực thuộc huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
        Ngày 11/08/2009, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị Quyết số 35/NQ-CP “ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long tỉnh Bình Phước”. Theo đó, huyện Bình Long được đổi tên thành huyện Hớn Quản và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2009. Từ thời điểm này, An Khương là một trong 13 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hớn Quản.
         Như vậy lịch sử hình thành và phát triển của xã An Khương cũng chính là lịch sử đấu tranh để sinh tồn của cộng đồng dân tộc S’tiêng và các cộng đồng dân cư từ nhiều nơi khác đến sinh sống. họ đoàn kết cùng nhau khai hoang lập ấp, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ách áp bức đô hộ của kẻ thù, xây dựng quê hương An Khương ngày một trù phú phát triển 
hơn.

  1   “Về việc thành lâp xā An Khương còn có ý kiến khác cho rằng: xã An Khương được thành lập trên cơ sở sát nhập hai xā là An Quý và An Khương. Nhưng theo xā An Khương và An Quý (trước đó mang tên Trà Thanh) được thành lập cùng một thời điểm, và xã An Quý tồn tại đến tháng 10/1975 thì đổi tên thành xã Thanh An. Trong suốt thời gian mang tên An Qúy thì xā này không hề sát nhập với bất cứ một xā nào khác.
Ở dây, viêc thành lập xǎ An Khương được người viết dẫn theo cuốn “Việt Nam-những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945-2002”

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay578
  • Tháng hiện tại29,200
  • Tổng lượt truy cập311,631
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
face book
BỘ PHÁP ĐIỂN
face tu hao bp
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

241/BC-UBND

BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác chính quyền địa phương năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

lượt xem: 21 | lượt tải:0

68/KH-UBND

KẾ HOẠCHTổ chức đối thoại với nhân dân trên địa bàn xã An Khương năm 2024 Thực hiện Điều 125 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 09/6/2015.

lượt xem: 14 | lượt tải:11

62/KH-UBND

KẾ HOẠCH Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ và xác định hộ làm nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024 trên địa xã An Khương

lượt xem: 54 | lượt tải:22

1050/QĐ-UBND

Quyết định số 1561/QĐ-UBND ngày 16/10/2024 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Bình Phước

lượt xem: 59 | lượt tải:0

29/2024/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC CÔNG NHẬN ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở CHO CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

lượt xem: 40 | lượt tải:14
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây